Pháp và Maroc không thích chơi cầm bóng ở World Cup 2022
nguyen loc

Trước khi đụng nhau ở bán kết World Cup 2022 hôm nay, Pháp và Maroc có cùng một phong cách thi đấu, theo kiểu cầm bóng là việc… tốn thời gian.

Pháp và Maroc không thích chơi cầm bóng ở World Cup 2022

Trong phần lớn thời gian trận tứ kết trước Pháp, Anh đã chủ động cầm bóng. Họ hầu như làm mọi thứ mình muốn với quả bóng trong chân: tổ chức tấn công từ tuyến dưới, dâng lên nhàn nhã và phối hợp chủ động ở khắp mặt sân. Với tỉ lệ kiểm soát bóng vượt trội, số đường chuyền thành công của Anh nhiều hơn không dưới 100 lần so với Pháp và hầu như không bị áp sát bên phần sân nhà. Thế nhưng, Anh thua trận.

Đó là ý đồ của Pháp. Nhà đương kim vô địch thế giới thắng 2-1 để lọt vào bán kết trước Morocco lặp đi lặp lại chiêu thức phòng ngự chặt phản công nhanh. Với những cầu thủ tấn công tốc độ, Pháp thực thi hoàn hảo công việc của họ. “Chúng tôi biết họ muốn cầm bóng nên chúng tôi chủ động chờ đợi cơ hội và đá phản công”, tiền vệ Adrien Rabiot nói về Anh. “Pháp biết cách thích nghi với hoàn cảnh”.

Với tràn ngập tài năng tấn công trong đội hình, Pháp chỉ cách chức vô địch thế giới hai thắng lợi. Sau Brazil các năm 1958 và 1962, họ sẽ trở thành đội đầu tiên sau 60 năm vô địch thế giới hai lần liên tiếp. Nhưng Les Bleus thực thi nhiệm vụ này bằng cách tránh xa việc cầm bóng chủ động. Họ trú ẩn, khiến đối thủ tràn lên tấn công, cách chơi giống một đội “cửa dưới” như Morocco ở giải lần này, nhưng khác hoàn toàn về tâm thế.

Pháp và Maroc không thích chơi cầm bóng ở World Cup 2022

Trong phần lớn thời gian trận tứ kết trước Pháp, Anh đã chủ động cầm bóng. Họ hầu như làm mọi thứ mình muốn với quả bóng trong chân: tổ chức tấn công từ tuyến dưới, dâng lên nhàn nhã và phối hợp chủ động ở khắp mặt sân. Với tỉ lệ kiểm soát bóng vượt trội, số đường chuyền thành công của Anh nhiều hơn không dưới 100 lần so với Pháp và hầu như không bị áp sát bên phần sân nhà. Thế nhưng, Anh thua trận.

Đó là ý đồ của Pháp. Nhà đương kim vô địch thế giới thắng 2-1 để lọt vào bán kết trước Morocco lặp đi lặp lại chiêu thức phòng ngự chặt phản công nhanh. Với những cầu thủ tấn công tốc độ, Pháp thực thi hoàn hảo công việc của họ. “Chúng tôi biết họ muốn cầm bóng nên chúng tôi chủ động chờ đợi cơ hội và đá phản công”, tiền vệ Adrien Rabiot nói về Anh. “Pháp biết cách thích nghi với hoàn cảnh”.

Với tràn ngập tài năng tấn công trong đội hình, Pháp chỉ cách chức vô địch thế giới hai thắng lợi. Sau Brazil các năm 1958 và 1962, họ sẽ trở thành đội đầu tiên sau 60 năm vô địch thế giới hai lần liên tiếp. Nhưng Les Bleus thực thi nhiệm vụ này bằng cách tránh xa việc cầm bóng chủ động. Họ trú ẩn, khiến đối thủ tràn lên tấn công, cách chơi giống một đội “cửa dưới” như Morocco ở giải lần này, nhưng khác hoàn toàn về tâm thế.

Trong khi Pháp từ chối tận dụng nguồn lực tài năng vượt trội của mình để dồn ép đối phương trong các trận đấu, Morocco đơn giản không còn cách nào khác.

Maroc đang có hành trình ấn tượng

Pháp thay đổi toàn diện sau khoảng 15 năm sa đà vào việc cố cầm bóng nhiều hơn các đối thủ. Họ lựa chọn cách tiếp cận khiêm tốn nhất bất chấp sở hữu những ngôi sao hàng đầu thế giới ở mọi vị trí trên sân. “Chúng tôi biết mình sẽ rất nguy hiểm khi chơi phản công”, tiền đạo Olivier Giroud – người chỉ có 23 lần chạm bóng trước Anh nhưng vẫn ghi bàn quyết định – nói về ý đồ chơi của đội nhà. “Điều quan trọng vẫn là xử lý tốt các chi tiết trong trận đấu. Chúng tôi phát huy được năng lực ở nhiều khu vực trên sân”.

Pháp ghi hai bàn hạ Anh sau chỉ năm cú dứt điểm trúng đích. Số bàn thắng kì vọng của họ, chỉ số để đánh giá tiềm năng ghi bàn trong các trận đấu của mỗi đội, chỉ là 1,4. Những cơ hội tạo ra cũng không thật sự rõ rệt. Cả giải này, Pháp đều đá như vậy. Họ tránh xa quả bóng và đợi cơ hội phản công. Vị trí trung bình toàn đội cách khung thành chỉ khoảng 40 m, theo hãng thống kê Opta. Các đội tấn công áp đặt như Đức hay Tây Ban Nha có khối đội hình cao hơn khoảng bốn mét.

Les Bleus cũng nằm trong nhóm các đội tuyển để cho đối phương nhiều khoảng trống phía trên nhất và cho phép đối phương chuyền nhiều nhất World Cup 2022. Họ nằm trong nhóm sáu đội đứng đầu ở khía cạnh này bao gồm Australia, Costa Rica, Nhật Bản, Ba Lan và Ghana.

Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa Pháp với các đội này là họ có thể thay đổi cách chơi bất cứ khi nào. Mọi thành viên trong đội hình đều ở đẳng cấp hàng đầu, đủ để trở thành nhưng chân chuyền cự phách nếu cần. Hầu hết cầu thủ Pháp hiện nay chơi cho các đội kiểm soát bóng tốt nhất châu Âu và thậm chí hàng đầu ở Champions League. Chỉ là khi mặc lên chiếc áo đội tuyển, dưới sự chỉ đạo của Didier Deschamps, những cầu thủ này thu mình như những chú rắn săn mồi, túc tắc thi đấu chờ thời trước phi phản đòn bằng những cú tấn công chớp nhoáng.

Bốn năm trước, Pháp dùng cách tương tự ở Nga. Bất chấp có trong tay đội hình trị giá hơn một tỉ USD, HLV Deschamps chọn cách tiếp cận thực dụng. Pháp chủ động lùi sâu với hai tiền vệ phòng ngự. Họ chỉ kiểm soát bóng trung bình 48% thời lượng cả giải và Deschamps bị chỉ trích lãng phí các tài năng trong tay khi không chơi kiểm soát. Nhưng cuối giải, rất khó phản biện ông. Pháp vô địch thế giới lần thứ hai trong lịch sử.